Làm vua Đường_Hiến_Tông

Thời Vĩnh Trinh và sơ kì Nguyên Hòa

Ngay sau khi lên ngôi, Hiến Tông cho bãi chức các đại thần đề xướng Vĩnh Trinh Duy Tân như Vương Thúc Văn, Vương Bái, Hàn Thái, Hàn Diệp, Liễu Tông Nguyên... và đuổi họ ra khỏi triều đình, sau lại bắt Vương Thúc Văn phải tự tử. Vĩnh Trinh Duy Tân chấm dứt. Ngày hôm sau 6 tháng 9 (Bính Ngọ), công chúa Thăng Bình dâng 50 tì nữ, nhưng Hiến Tông cho rằng thượng hoàng không thể nhận nên mình cũng không thể nhận rồi trả về[12].

Nắm quyền tể tướng lúc này là bọn Viên TưĐỗ Hoàng ThườngTrịnh Dư Khanh. Trong những ngày đầu trị vì của Hiến Tông, một số Tiết độ sứ như Hàn Toàn Nghĩa ở Hạ Tuy và Sử Y Thận ở Phụng Nghĩa đã vào triều yết tân thiên tử để tỏ ý quy phục.

Cuối năm 805, bách quan đề nghị thượng hoàng tôn hiệu là Ứng Can Thánh Thọ thái thượng hoàng và Hiến Tông là Văn Vũ Đại Thánh Hiếu Đức hoàng đế. Cùng lúc, có ẩn sĩ La Lệnh Tắc từ Trường An đến Phổ Nhuận[18] và nói với Thứ sử Tân châu Lưu Dung rằng La Lệnh Tắc nhận cáo của thượng hoàng yêu cầu phế truất Hiến Tông lập vua khác. Nhưng không ai nghe theo chỉ dụ này, Lệnh Tắc bị đưa về Trường An và bị đánh đến chết.

Ngày 5 tháng 2 năm 806 (Bính Dần tháng 1 ÂL năm Nguyên Hòa nguyên niên thời Hiến Tông), Hiến Tông suất quần thần đến cung Hưng Khánh dâng tôn hiệu cho thượng hoàng là Ứng Can Thánh Thọ thái thượng hoàng, còn bản thân xưng tôn hiệu Văn Vũ Đại Thánh Hiếu Đức hoàng đế[5]. Ngày Bính Thân, 11 tháng 2, thượng hoàng mất ở cung Hưng Khánh. Sau đó Hiến Tông tôn Thái thượng hoàng hậu Vương thị làm Hoàng thái hậu. Ông cũng tiến hành phong quan chức trên danh nghĩa cho một số phiên trấn bên ngoài như Điền Quý An ở Ngụy Bác[19]Vương Sĩ Chân ở Thành Đức làm Đồng bình chương sự, Lưu Tế ở Lư Long và Lý Sư Cổ ở Bình Lư làm thị trung[5].

Diệt Lý Kĩ, Lưu Tịch và Dương Huệ Lâm

Từ cuối năm 805, Tây Xuyên[20] tiết độ sứ Vi Cao hoăng, tướng dưới quyền Lưu Tịch tự xưng là lưu hậu, đuổi Tiết độ sứ do nhà Đường bổ nhiệm rồi thượng biểu xin phong chức lên triều đình. Do thực lực chưa ổn định nên Hiến Tông chấp nhận công nhận Lưu Tịch, nhưng ngay sau đó Lưu Tịch lại đòi thêm cả đất Đông Xuyên[21] và Sơn Nam Tây Đạo[22]. Không được triều đình chấp thuận, Lưu Tịch đưa quân tấn công vào Đông Xuyên, bao vây Đông Xuyên Tiết Độ sứ Lý Khang ở Tử châu. Hiến Tông bấy giờ có ý đánh Thục, triều thần cho rằng đất Thục hiểm trở khó công, duy có tể tướng Đỗ Hoàng ThườngLý Cát Phủ khích lệ Hiến Tông xuất quân. Mùa xuân năm 806, lấy Tả Thần Sách hành doanh Tiết độ sứ Cao Sùng Văn dẫn 5000 quân làm tiên phong, Lý Nguyên Dịch dẫn 2000 quân yểm hậu, cùng Sơn Nam Tây Đạo Tiết độ sứ Nghiêm Lệ cùng tiến công Lưu Tịch[12]. Chiến sự nổ ra quyết liệt, ban đầu Lưu Tịch bắt sống được Lý Khang nhưng không lâu sau thì liên tục bại trận, phải bỏ trốn khỏi Tử châu và tập hợp được khoảng 10.000 quân tiếp tục chống trả nhưng vẫn liên tiếp thua trận. Sau đó Lưu TịchLư Văn Nhược mất cả Thành Đô, định bỏ trốn sang Thổ Phiên nhưng bị quân Đường bắt được và giải về kinh và bị diệt môn[5]. Cũng năm 806, ông phong vương cho các hoàng tử; lập chính thất Quách thị (đã hạ sinh hoàng tử Lý Hựu) làm Quý phi.

Trước đó Hàn Toàn Nghĩa khi vào triều để cháu là Dương Duệ Lâm ở lại Hạ Tuy[23] làm lưu hậu. Trong khi đó Đỗ Hoàng Thường lấy cớ Hàn Toàn Nghĩa không có công lớn mà xa xỉ quá độ nên bắt Toàn Nghĩa phải trí sĩ, lấy Lý Diễn lên thay làm Hạ Tuy tiết độ sứ. Lý Diễn vừa đến thì Dương Huệ Lâm đã đưa binh chống lại. Triều đình quyết định lấy quân ở Hà Đông và Thiên Đức thảo phạt Dương Huệ Lâm. Không lâu sau, Dương Huệ Lâm bị Trương Thừa Kim giết chết ở Hạ châu, gửi thủ cấp về kinh, kết thúc cuộc nổi loạn. Cao Sùng Văn được triều đình phong làm Tiết độ sứ Đông Xuyên.[5] Sau đó Tiết độ sứ Bình Lư Lý Sư Cổ hoăng, Hiến Tông vừa mới tiến hành hai chiến dịch lớn nên muốn cho quân nghỉ ngơi, bèn công nhận em Sư Cổ là Lý Sư Đạo làm tiết độ sứ Bình Lư.

Tháng 9 năm 807, thấy hai trấn đã bị diệt, Tiết độ sứ Trấn Hải[24] Lý Kĩ lo sợ, bèn xin vào triều yết kiến để tỏ lòng trung thành nhưng lại không thực hiện. Hiến Tông thúc giục không được, bèn quyết định thảo phạt, lấy Lý Nguyên Tố làm Tiết độ sứ mới thảo phạt Lý Kĩ. Lý Kĩ thấy đất Tuyên châu phì nhiêu nên muốn lấy trước, bèn sai quân tướng tiến đánh. Nhưng các tướng này đã hợp nhau làm phản, bắt Lý Kĩ rồi đầu hàng Đường triều. Sau đó Lý Kĩ bị triều đình giết chết[5]. Sau việc này, Tiết độ sứ Sơn Nam Đông Đạo[25] xin cưới một công chúa trong hoàng gia và giao trả lại trấn cho triều đình. Hiến Tông gả công chúa Phổ Ninh cho. Tết năm 808, Hiến Tông đổi tôn hiệu là Duệ Thánh Văn Vũ hoàng đế.

Tình hình triều chính và ngoại giao

Đầu hạ năm 808, Hiến Tông ra lệnh khuyến khích các đại thần trong triều can gián những điều không đúng của vua hay quan lại triều đình, ai nói đúng sẽ được thăng chức. Các đại thần Ngưu Tăng Nhụ, Hoàng Phủ Thực, Lý Tông Mẫn thẳng thắn chỉ trích nhiều thiếu sót của triều đình mà không kiêng dè. Giám khảo Vi QuánDương Ư Lăng đánh giá cao những lời chỉ trích này, dâng trình lên, Hiến Tông bằng lòng. Nhưng tể tướng Lý Cát Phủ không vừa lòng vì những lời chỉ trích xúc phạm đến mình, bèn đến khóc lóc với Hiến Tông, bảo rằng Hàn lâm học sĩ Bùi 垍 và Vương Nhai xung đột với nhau, mà Hoàng Phủ Thực lại là cháu của Vương Nhai nên có thể họ bí mất cấu kết với nhau, chuẩn bị sẵn lời nói để nói trong ngày khảo thí. Hiến Tông bèn giáng chức Vương Nhai làm Đô Quan viên ngoại lang, tước danh vị học sĩ, sau đó biếm ra Quắc Châu, nhưng sau cũng dùng lại. Bọn của Ngưu Tăng Nhụ không được xét thăng chức mà cũng không bị phạt, sau họ đến phục vụ cho Tiết độ sứ các nơi. Về sau Lý Cát PhủNgưu Tăng Nhụ được nắm quyền trong triều mà tiếp tục tranh chấp với nhau, Lý Cát Phủ đứng đầu Lý Đảng, Ngưu Tăng Nhụ đứng đầu Ngưu Đảng, sử xưng là Ngưu Lý Đảng tranh[26].

Bộ tộc Sa Đà vốn nhiều năm phụ thuộc Thổ Phiên, được Thổ Phiên bố trí ở đất Cam Châu. Trong năm 808, do bị Thổ Phiên ngờ vực, tù trưởng Sa Đà là Tận Trung hoảng sợ, bèn quy phục nhà Đường, liền bị Thổ Phiên giết. Con là Chấp Nghi đem 10000 người dân và 3000 quân kị đên Linh châu đầu hàng nhà Đường. Tiết độ sứ Linh Diêm Phạm Hi Triều ra tiếp đón và bố trí chỗ ở cho người Sa Đà. Ban đầu họ định cư tại Sóc Phương[27] sau dời sang Hà Đông[28]. Sa Đà dần phát triển thế lực, đến cuối đời Đường cũng phát triển mạnh mẽ, người Sa Đà đã kiến lập nên ba vương triều thời Ngũ Đại là Hậu Đường, Hậu TấnHậu Hán[29][30].

Năm 809, theo thỉnh cầu của Lý Giáng, Nhà Vua lập con trưởng là Đặng vương Lý Ninh do Kỉ mĩ nhân sinh ra làm hoàng thái tử[5]. Cuối năm 811, do chán việc Lý Cát Phủ chuyên quyền, Hiến Tông bèn bổ dụng Lý Giáng cùng đảm nhận tướng vị để tạo ra đối trọng với Lý Cát Phủ và rất tín nhiệm Lý Giáng[31].

Năm 812, thái tử Lý Ninh hoăng[32][33]. Hiến Tông sau đó bỏ qua con thứ hai Lý Khoan do cung tần sinh ra để lập con thứ ba Toại vương Lý Hựu, con của Quách quý phi làm hoàng thái tử, đổi tên là Lý Hằng[31][34]. Các đại thần cũng nhân đó dâng sớ xin lập Quách quý phi làm hoàng hậu, nhưng Hiến Tông cho rằng Quý phi đã có thế lực lớn bên nhà mẹ (Quý phi là cháu gái của Đại tướng quân Quách Tử Nghi), nếu phong hậu thì các phu nhân khác sẽ e ngại mà không dám tiếp cận ông, nên vẫn để trống ngôi hậu đến tận khi qua đời[35].

Năm 814, Lý Giáng có bệnh xin từ chức, Hiến Tông dời làm Lễ bộ thượng thư. Có chiếu phong cho tiết độ sứ Hà Trung Trương Hoằng Tĩnh cùng Tiết độ sứ Hà Đông Vương Ngạc và Thượng thư hữu thừa Vi Quán Chi đảm nhận tướng vị. Cũng trong năm đó, tể tướng Lý Cát Phủ qua đời[36]. Năm 816, Hiến Tông phong cho Trung thư xá nhân Lý Phùng Cát làm Môn hạ thị lang, đồng bình chương sự, và đại thần khác là Vương Nhai đảm nhiệm tướng vị. Cùng năm Vương thái hậu băng hà thụy là Trang Hiến hoàng hậu[13].

Đánh các trấn Thành Đức, Chiêu Nghĩa

Năm 808, Tiết độ sứ Thành Đức[37] Vương Sĩ Chân hoăng, con là phó sứ Vương Thừa Tông kế tập ở Thành Đức, Hiến Tông muốn Thừa Tông hứa cắt đất hai châu Đức, Lệ quy về triều đình để đổi lấy sự công nhận của mình. Nhưng sau khi được công nhận, Vương Thừa Tông không chịu cắt đất, Hiến Tông bèn tước quan chức của Vương Thừa Tông rồi cử Thổ Đột Thừa Thôi cầm quân đánh diệt. Trong khi đó Điền Quý An ở trấn Ngụy Bác cũng ủng hộ Vương Thừa Tông, dự định hai trấn liên quân cùng kháng triều đình.

Cũng năm 809, Ngô Thiếu Thành ở Trấn Hoài Tây[38] hoăng, tướng Ngô Thiếu Dương sát con Thiếu Thành là Thiếu Khanh, tự xưng là Chương Nghĩa lưu hậu. Hiến Tông cho rằng Chương Nghĩa dễ đánh diệt hơn Thành Đức, nhưng mình đã trót dùng quân đánh Thành Đức nên chỉ đành tiếc nuối mà thôi, sau đó phong Thiếu Dương làm Hoài Tây lưu hậu. Sang năm 810, quân Đường có thắng có thua nhưng không thể tận diệt được Vương Thừa Tông, Tiết độ sứ Lư Tòng ở Chiêu nghĩa[39] cũng cử quân đến giúp Vương Thừa Tông. Tướng Đường là Ô Trọng Dận lừa bắt được Lư Tòng rồi giải về kinh sư. Hiến Tông cảm kích công ấy, muốn cho Ô Trọng Dận làm Tiết độ sứ mới ở Chiêu Nghĩa, nhưng sau nghe lời Lý Giáng nên thôi. Mùa thu năm đó, Vương Thừa Tông sai người đến kinh trần tình và đổ tội cho Lư Tòng li gián mình với triều đình[31], Hiến Tông do thấy chiến dịch chống Vương Thừa Tông không có kết quả nên đồng ý công nhận Thừa Tông làm lưu hậu.

Sau chiến dịch này, Tiết độ sứ Nghĩa Vũ[40] Trương Mậu Chiêu hoăng, con là Trương Hiếu Trung lên nắm quyền nhưng sợ triều đình tấn công, bèn dâng biểu trả lại trấn. Hiến Tông cử Nhâm Địch Giản đến Nghĩa Vũ thay thế. Tuy nhiên binh lính ở Nghĩa Vũ lại nổi dậy làm loạn, bắt gian Nhâm Địch Giản. Tuy nhiên về sau một nhóm binh sĩ khác giải thoát cho ông ta. Từ đó trấn Nghĩa Vũ lại thuộc tầm kiểm soát của triều đình.[31]

Phiên trấn quy phục

Năm 812, Tiết độ sứ Ngụy Bác Điền Quý An hoăng. Con là Tiết độ phó sứ Điền Hoài Gián mới 11 tuổi lên kế tục. Sau đó, binh sĩ ở Ngụy Bác tiến hành binh biến, lật đổ Điền Hoài Gián, đưa Điền Hưng lên nắm quyền. Theo đề nghị của Lý Giáng, Hiến Tông quyết định công nhận Điền Hưng là Tiết độ sứ Ngụy Bác, đổi tên là Điền Hoằng Chính, đồng thời cũng cử Bùi Độ đến Ngụy Bác đem 500.000 tiền thưởng cho quân sĩ để họ không xúi giục Điền Hoằng Chính phản lại triều đình. Từ đó đến sau khi Hiến Tông qua đời, trấn Ngụy Bác quy phục nhà Đường

Cũng năm đó, quân Thổ Phiên kéo sang cướp phá Kính châu. Để phòng chống sự xâm lăng của Thổ Phiên, Hiến Tông quyết định tăng thêm thế lực cho các đội quân Thần Sách ở Kinh Tây, Kinh Bắc. Hoạn quan do ngày càng được tin tưởng đã trở nên lộng quyền hơn, và gây ra nhiều cuộc đảo chính trong cung đình về sau. Quan lại nhà Đường cũng cho xây Nguyệt Thành ở Sóc Phương để phòng bị Thổ Phiên cướp phá, từ đó Sóc Phương được bảo vệ vững chắc.

Năm 814, Ngô Thiếu Dương hoăng, con là Ngô Nguyên Tế được lên kế tập, Hiến Tông không đồng ý công nhận. Do đó sang năm 815, Ngô Nguyên Tế đem quân tấn công các trấn khác để gây áp lực lên triều đình. Hiến Tông lệnh tước quan chức của Nguyên Tế rồi cử binh thảo phạt. Hai tiết độ sứ Lý Sư ĐạoVương Thừa Tông dâng biểu xin Hiến Tông tha tội cho Ngô Nguyên Tế nhưng ông không theo. Quân triều đình được Điền Hoằng Chính hỗ trợ, giành lợi thế trước quân Hoài Tây. Lý Sư Đạo bèn cử 2000 quân đến Thọ Xuân bề ngoài là hỗ trợ quân triều đình nhưng bên trong ngầm giúp Ngô Nguyên Tế. Đồng thời, Sư Đạo sai sát thủ đến cướp phá các đoàn chuyển vận lương thực dùng trong quân đội của nhà Đường. Sau đó thấy tình hình chiến sự bất lợi, Lý Sư Đạo lập kế ám sát tể tướng Võ Nguyên HoànhBùi Độ, người chủ ý tiêu diệt phiên trấn rồi lại dâng biểu xin vua bãi binh. Cuối cùng Võ Nguyên Hoành bị giết nhưng Bùi Độ may mắn thoát được. Hiến Tông bị kinh động một phen, cũng hạ lệnh các tể tướng khi vào triều đều được phép đem theo kị sĩ bảo vệ, nhưng các đại thần vẫn lo sợ. Hiến Tông lại nghi ngờ Vương Thừa Tông chủ mưu việc này nên quyết định thảo cả phạt Thành Đức, đồng thời cũng quyết định cho Bùi Độ làm tể tướng. Về sau Hiến Tông mới biết chủ mưu thực sự là Lý Sư Đạo, nhưng do đã cử binh thảo phạt Thành Đức và Hoài Tây nên ông không còn binh mã trong tay để chống Lý Sư Đạo[35].

Ở mặt trận Thành Đức và Hoài Tây, quân Đường có thắng nhiều trận nhưng không thể giành được ưu thế hoàn toàn và không thể trừ dứt được hai trấn. Đến năm 817, thấy việc thảo phạt các trấn đã lâu không giành thắng lợi, Hiến Tông theo đề nghị của Lý Phùng Cát, chỉ tập trung đánh vào Hoài Tây trước rồi sau mới đánh các trấn khác. Bùi Độ thỉnh cầu ra trận đốc chiến, Hiến Tông chuẩn y. Cuối năm 817, Tiết độ sứ Đường Tùy Đặng[41]Lý Tố hợp quân với triều đình tấn công bất ngờ vào lực lượng của Ngô Nguyên Tế ở Thái châu. Nguyên Tế bị bắt và bị đưa về Trường an hành quyết[42].

Thấy Ngô Nguyên Tế bị diệt, Vương Thừa TôngLý Sư Đạo cực kì sợ hãi. Sang năm 818, Vương Thừa Tông để nghị gửi con mình đến Trường An làm con tin, cắt đất hai châu Đức Lệ quy về triều đình. Hiến Tông ra lệnh xá tội cho Vương Thừa Tông. Lý Sư Đạo cũng hứa cắt đất ba châu Nghi, Mật, Hải và gửi con tin nhưng sau đó Sư Đạo nuốt lời hứa. Do vậy Hiến Tông cử quân thảo phạt trấn Bình Lư. Lý Quang Nhan được bố trí ở Nghĩa Thành để chuẩn bị thảo phạt. Chiến sự nổ ra quyết liệt, quân Đường giành thắng lợi rất nhiều trận. Đến năm 819, Lý Sư Đạo nghi ngờ tướng dưới quyền là Lưu Ngộ, âm mưu giết đi. Lưu Ngộ biết được, bèn quyết định phản lại Lý Sư Đạo, bất ngờ đưa quân tấn công Sư Đạo ở Vận châu và giết Sư Đạo cùng con trai ông ta, gửi đầu về Trường An. Sau thất bại của Lý Sư Đạo, Hiến Tông chia nhỏ trấn Bình Lư làm ba phần để dễ dàng khống chế, Lưu Ngộ được phong làm Tiết độ sứ Nghĩa Thành[7][43].Nạn phiên trấn tạm thời được dẹp yên.

Lạm dụng thuốc tiên, bất đắc kì tử

Sau khi dẹp được phiên trấn, Hiến Tông hoàng đế sinh ra dâm dật, kiêu căng và xa xỉ. Các đại thần Hoàng Phủ BácTrình Dị hiểu điều đó nên tăng tiền trong ngân khố vào việc chi tiêu trong hoàng cung, do đó được Hiến Tông sủng tín. Hoàng Phủ BácTrình Dị được thăng dần đến tể tướng. Các tể tướng khác như Bùi Độ, Thôi Quần nhiều lần can ngăn, nhưng ông không nghe. Bùi Độ chán nản muốn từ quan nhưng lại không được. Sau đó Hiến Tông nghe lời Bác và Dị, đuổi hai vị tể tướng khỏi kinh đô Trường An[44].

Hiến Tông lại tin vào thần tiên ma thuật và mong được trường sinh bất lão, bèn hạ chiếu triệu tập phương sĩ trong thiên hạ đến Trường An luyện đan cho mình. Hoàng Phủ Bác tiến cử yêu đạo Liễu Bí. Hiến Tông bố trí cho Liễu Bí ở Hưng Đường cung để luyện đan.

Đầu năm 819, do tin lời đồn có cốt Phật ở một ngôi chùa tại Phụng Thiên[45], Hiến Tông sai rước hộp xương cốt về và bảo các đại thần phải quỳ lạy và quyên tiền đóng góp cho việc xây đền thờ cho hộp xương cốt đó. Đại thần Hàn Dũ lên tiếng can ngăn, Hiến Tông cả giận bèn hạ lệnh xử tử nhưng may được Tể tướng Bùi ĐộThôi Quần hết sức kêu xin, Hiến Tông mới tha cho song lại giáng Hàn Dũ làm Thứ sử Triều Châu[46][47]. Cùng năm, Hiến Tông theo thỉnh cầu của quần thần, xưng tôn hiệu Nguyên Hòa Thánh Văn Thần Vũ Pháp Thiên Ứng Đạo hoàng đế.

Do lạm dụng quá nhiều đơn dược của Liễu Bí (đạo sĩ do Hoàng Phủ Bác tiến cử, nên Lý Thuần hay khát nước và tính tình trở nên khắc nghiệt, các hoạn quan bị ông đối xử tàn bạo, cho dù chỉ phạm lỗi nhỏ cũng có thể bị giết, nên khiến đám hoạn quan rất bất an. Ngày Canh Tí (14 tháng 2 năm 820), Hiến Tông đột ngột chết tại Trung Hòa điện[48], thọ 42 tuổi. Nguyên nhân cái chết của ông được cho là do hoạn quan Trần Hoằng Chí (陳弘志) hạ độc.

Tả trung úy Thổ Đột Thừa Thôi âm mưu hạ bệ Thái tử Lý Hằng để lập Lễ vương Lý Uẩn lên ngôi. Các hoạn quan Mã Tiến Đàm, Lưu Thừa Giai, Vương Thủ Trừng hợp sức đánh bại Thừa Thôi và giết Lễ vương Uẩn. Ngày Bính Ngọ (20 tháng 2), Thái tử Hằng tức vị, tức là Đường Mục Tông.[7]. Về sau đến năm 846, Hoàng tử thứ 10 của Hiến Tông là Lý Thầm lên ngôi (Đường Tuyên Tông). Tuyên Tông nghi ngờ cái chết của phụ hoàng Hiến Tông có sự nhúng tay của Quách quý phi cùng con trai bà là Đường Mục Tông, nhưng không có bằng chứng xác thực để chứng minh[49].

Ông được dâng thụy hiệuThánh Thần Chương Vũ Hiếu hoàng đế (聖神章武孝皇帝), an táng tại Cảnh lăng (景陵). Năm Đại Trung thứ 3 (849), ông được cải thụy hiệu đầy đủ là Chiêu Văn Chương Vũ Đại Thánh Chí Thần Hiếu hoàng đế (昭文章武大聖至神孝皇帝).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đường_Hiến_Tông http://guoxue.baidu.com/page/d0c2ccc6cae9/95.html http://www.sidneyluo.net/a/a16/014.htm http://www.sinica.edu.tw/ftms-bin/kiwi1/luso.sh?ls... http://www.sinica.edu.tw/ftms-bin/kiwi1/luso.sh?ls... http://www.sinica.edu.tw/ftms-bin/kiwi1/luso.sh?ls... http://www.sinica.edu.tw/ftms-bin/kiwi1/luso.sh?ls... https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%... https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%... https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%...